Thứ Năm, 5 tháng 8, 2010

ẨM THỰC NHẬT BẢN - NGHỆ THUẬT TRƯỜNG THỌ

Văn hoá Nhật Bản có đặc điểm chung là kết hợp hài hoà giữa yếu tố bản địa và sự chắt lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài nhưng vẫn không làm phai nhạt yếu tố “linh hồn” Nhật Bản. Ẩm thực Nhật Bản cũng không là trường hợp ngoại lệ.

Sự gặp gỡ Đông - Tây

Nhiều món ăn tiêu biểu của Nhật Bản du nhập từ nước ngoài nhưng đã được người Nhật sáng tạo thành các món ăn dân tộc mang tinh thần quốc hồn quốc túy của Nhật và nổi tiếng trên khắp thế giới bằng óc thẩm mỹ, sự khéo tay và khẩu vị tinh tế. Không ít món thường được dùng hiện nay là những món ăn đã được Nhật hóa từ các món ăn của các nước khác như tofu (đậu hũ), shou-yu (nước tương), hay như mì ramen có nguồn gốc từ Trung Hoa (trước đây gọi là chuka soba – mì Trung Hoa) nay đã trở thành món ăn ưa thích của người Nhật. Sự giao thương của Nhật Bản với các nước phương Tây vào thời kỳ mở cửa cũng đem lại cho Nhật Bản nhiều món ngon khác như lẩu sukiyaki… Người Bồ Đào Nha được cho là có công khi giới thiệu món tempura (món lăn bột chiên) nổi tiếng xuất phát từ templo (tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là đền thờ) và chẳng bao lâu sau khi vào Nhật Bản tempura được truyền khắp trong đất nước Nhật Bản và sau này nổi tiếng trên khắp thế giới.

Bữa ăn là tác phẩm nghệ thuật

Ẩm thực Nhật Bản được cho là ẩn chứa một linh hồn và mang tính thẩm mỹ cao. Một bàn ăn Nhật Bản là “một bộ sưu tập” các món ăn với sự kết hợp hài hoà và khéo léo giữa nhiều yếu tố: đặc điểm từng vùng địa phương; món ăn thay đổi theo mùa; kỹ thuật trưng bày; thói quen ăn vài món ăn trong một thời điểm nhất định trong năm. Tính đặc trưng và hấp dẫn nhất của ẩm thực Nhật Bản chính là sự thể hiện một cách đầy đủ tính thẩm mỹ trong các món ăn qua các giác quan: thị giác, khứu giác, và vị giác. Bí quyết để chuẩn bị món ăn tại nhà của người Nhật có thể được hiểu đó là thành phần chính của món ăn, món ăn đó được kết hợp như thế nào, nhưng điều quan trọng nhất và cũng rất đơn giản nhất đó là tình cảm của người chuẩn bị đối với một món ăn cộng với một chút khéo léo để món ăn “bắt mắt” hơn. Cách trình bày thức ăn Nhật Bản phản ánh tính cách và văn hoá của người Nhật. 
 
(Hình 1: Osechi – món ăn ngày Tết)
 Sự sắp xếp, trưng bày món ăn của Nhật Bản là một nghệ thuật cho thấy sự tưởng tượng và sáng tạo của đầu bếp. Mỗi món ăn được trưng bày mang đầy tính nghệ thuật, vừa để kích thích sự ngon miệng, tăng tính thẩm mỹ đẹp mắt và tạo sự gần gũi với thiên nhiên. Và trên mỗi đĩa thức ăn, thường người Nhật không để vun đầy thức ăn hết cả đĩa, mà chỉ là một góc nào đó để người ăn còn có thể thưởng thức được cả nét đẹp của vật dụng đựng nó.

Bí quyết của sự trường thọ

Không chỉ thoả mãn tính thẩm mỹ, ẩm thực Nhật Bản còn đáp ứng được nhu cầu về sức khoẻ: ít béo, ít ngọt, ăn nhiều cá và sử dụng nhiều các loại rau đậu. Hiện nay nhiều người Nhật Bản sống tới thượng thọ. Bí quyết trường sinh của người Nhật chính là thực phẩm và cách ăn uống. Có người từng nói rằng, nhìn trên mâm cơm của Nhật Bản, ta có thể liên tưởng đến “có một chút gì đó của núi, và một chút gì đó từ biển cả”. Núi tượng trưng cho các loại rau ở nhiều địa phương cùng với món chính là gạo. Biển không gì khác hơn đó là nguồn hải sản, nhất là cá.
Chế độ ăn uống của Nhật Bản được gọi là ichi ju san sai – một món súp và ba món phụ ăn với món chính là cơm. Nhiều thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm Nhật Bản rất tốt cho sức khỏe. Bữa ăn không thể thiếu đậu nành và các thực phẩm chế biến từ đậu nành như miso (tương đặc), tofu (đậu hũ tươi), natto giúp ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn mạch máu; hạt vừng đen giúp kích thích hoạt động của não, mơ chua umeboshi để lọc máu, rong biển kombu giúp giảm lượng cholesterol, chè tươi giúp chống lão hóa tế bào… Các công thức nấu ăn truyền thống của Nhật Bản thực sự là mỏ vàng chứa đựng những bí quyết để sống trường thọ và trẻ mãi không già.
 
(Hình 2) Món temari sushi – cơm nắm sushi.
Con tôm được biểu tượng cho sự trường thọ. Cái lưng cong của con tôm thể hiện “càng cong càng trường thọ”










TEMPURA - VÀNG NHƯ NẮNG THU


Tempura xuất hiện trước mắt bạn với vẻ bề ngoài vàng ươm như nắng thu và bạn sẽ không bao giờ đoán được bên trong lớp vỏ vàng ươm kia sẽ là gì, miếng tôm tươi thật chắc, miếng carot hơi hăng hay một khoanh hành tây mang vị ngọt lạ…



Tempura là một món ẩm thực của Nhật Bản gồm các loại hải sản, rau, củ tẩm bột mì rồi đem rán ngập trong dầu. Tempura là món ăn thứ hai của Nhật Bản được cả thế giới biết đến sau Sushi, nhưng đây lại là món ăn có xuất xứ từ châu Âu. Tempura được du nhập vào Nhật Bản từ giữa thế kỉ thứ 16, được giới thiệu bởi những người truyền giáo Bồ Đào Nha. Với bản tính sáng tạo và ưa thích sự hoàn mỹ, người Nhật đã cải biến Tempura cho phù hợp hơn với khẩu vị Nhật, và cũng để đẹp hơn. Ngày nay Tempura không còn chỉ là một món ăn du nhập từ nước ngoài nữa mà đã trở thành món ăn đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực Nhật Bản.


 


Mùa thu là quãng thời gian lý tưởng nhất để thưởng thức Tempura. Trong tiết trời trong sáng hơi thoáng chút se lạnh, chẳng có gì tuyệt hơn là được thưởng thức Tempura ngay khi vừa chiên xong. Bạn sẽ thực sự bị thuyết phục bởi lớp bột chiên giòn tan bao ngoài, vị tươi mát, thơm ngon của phần nguyên liệu bên trong, hòa trộn cùng vị thanh mát của nước chấm khiến Tempura không hề bị ngấy. Thêm vào đó là phong cách ẩm thực đẹp mắt của Nhật Bản, Tempura được bầy biện thật đơn giản trên một chiếc đĩa, một cái khay có hình dạng đặc biệt.





Tại nhà hàng Asahi Sushi và Asahi Hot Pot, bạn có thể thưởng thức rất nhiều loại Tempura khác nhau, ví dụ như Tempura tôm Nhật, Tempura rau tổng hợp, Tempura cua lột hay Tempura khoai lang, bí đỏ… Tất cả đều vừa mới vớt khỏi chảo. Nguyên liệu để làm những món Tempura ở nhà hàng Asahi Sushi và Asahi Hot Pot được chọn lọc kĩ lưỡng. Đây phải là những nguyên liệu tươi đến độ có thể làm sashimi. Tôm Nhật, cua, cá, mực và các loại củ như cà rốt, khoai lang là những nguyên liệu làm tempura rất ngon. Các loại rau, nấm cũng là nguyên liệu tuyệt vời. Thực khách đến với Asahi thường rắc một chút muối, vắt một chút nước chanh, chấm từng miếng Tempura trong một chén nước sốt loãng gọi là tentsuyu, thưởng thức và cảm nhận hương vị nóng giòn tuyệt vời của Tempura.

 








NGHỆ THUẬT NẤU ĂN NHẬT BẢN



Trong khi chế biến thức ăn để phục vụ, người ta sắp xếp thức ăn theo cách làm cho màu sắc và bố cục hài hoà , trên đĩa hoặc trong bát phù hợp với từng mùa trong năm.
Có ba loại nấu ăn cơ bản trong truyền thống ẩm thực Nhật Bản đủ món: honzen ryori, tập hợp các món ăn đặt trên khay có chân trong các buổi tiệc long trọng; chakaiseki ryori; một loạt món ăn trước tiệc trà, và kaiseki ryori, một loạt món ăn trong các bữa tiệc, thường được phục vụ trong các nhà hàng chuyên ẩm thực Nhật Bản (ryotei ). Các loại khác là asechi ryori, món ăn theo truyền thống vào những ngày lễ quan trọng như Năm mới và shojin ryori, các món chay trong đạo Phật.



Món ăn kết hợp giữa gạo, rau và hải sản
Thành phần chính trong nghệ thuật nấu ăn Nhật Bản là hải sản, rau và gạo. Tiêu thụ hải sản sống là điểm đặc biệt trong cách nấu ăn bản địa, đòi hỏi phải thật tươi, dao thật sắc và bén. Vì có nhiều thức ăn được cung cấp từ biển và ảnh hưởng của Phật giáo nên đã ngăn cản việc giết thịt động vật. Nghệ thuật nấu ăn Nhật Bản trước đây ít dùng thịt động vật và gia cầm, sản phẩm từ sữa, dầu mỡ. Nước gia vị chính là sản phẩm từ đậu nành lên men, như nước tương (shoyu) và miso (hỗn hợp đậu nành), hoặc từ gạo, như rượu sake, dầu giấm và mirin (rượu sake ngọt). Để giữ mùi vị tự nhiên của các thành phần, người Nhật tránh dùng gia vị có mùi nặng, thường dùng các loại gia vị và thảo dược mùi dịu hơn, như kinome (các chồi non, mùi thơm của các loại cây gọi là sangha), yuzu (thanh yên), wasabi (củ cải Nhật Bản), gừng, myoga (một loại cây cùng loại như gừng) và hạt sansho phơi khô rồi xay.



Các món ăn được trình bày đẹp mắt và bố cục màu sắc hài hòa

Trong khi chế biến thức ăn để phục vụ, người ta sắp xếp thức ăn theo cách làm cho màu sắc và bố cục hài hoà , trên đĩa hoặc trong bát phù hợp với từng mùa trong năm, chẳng hạn thuỷ tinh và trúc được xem là thích hợp vào mùa hè. Đĩa có hình dáng, kích thước và hoa văn tương phản để đạt được sự cân bằng mỹ học giữa thức ăn và đồ đựng đồng thời dễ hấp dẫn và kích thích cảm giác ngon miệng.

MÌ RAMEN Ở HOKKAIDO

Người Nhật Bản thích ăn mì, đặc biệt mì UDON (làm bằng bột mì) và mì SOBA (làm bằng kiều mạch). RAMEN cũng rất phổ biến, Đặc biệt trong giới trẻ. Mì hầu như đã trở thành món ăn quốc hồn, quốc tuý.
Người Nhật Bản thích ăn mì, đặc biệt mì UDON (làm bằng bột mì) và mì SOBA (làm bằng kiều mạch). RAMEN cũng rất phổ biến, Đặc biệt trong giới trẻ. Mì hầu như đã trở thành món ăn quốc hồn, quốc tuý.



       Các loại mì hấp dẫn tại nhà hàng Asahi Sushi
 
RAMEN có nguồn gốc từ Trung Hoa, trước đây gọi là CHUKA-SOBA (mì Trung Hoa). Người Nhật bắt đầu ăn mì này vào những năm 1910. Không ai biết nguồn gốc của từ RAMEN mặc dù có nhiều giả thiết về nó. Một giải thích có thể chấp nhận được là dựa trên cách làm mì. Theo tiếng Trung Quốc RA và MEN có nghĩa là “mì kéo dài”



Mì Ramen xào hải sản

Vào những năm của thập niên 1950, một ai đó từ Trung Quốc trở về Nhật sau chiến tranh đã bắt đầu làm món SAPPO RAMEN ở Hokkaido. Mì trở nên phổ biến và khắp nơi người ta nghe đến từ RAMEN. Từ những năm 1980 RAMEN đã trở thành món ăn thường xuyên của người trẻ lẫn người già. RAMEN được phát triển nhanh chóng chưa từng thấy trên khắp đất nước, vào những năm đầu của thập niên 1990, đặc biệt ở các thành phố lớn và hầu hết các phương tiện truyền thông đều chạy theo làn sóng này, làm cho nó lớn hơn lên với những chương trình đặc biệt về mì sợi. Đây không phải là giai đoạn ầm ĩ về một món ăn chóng qua mà đó là hiện tượng xã hội, cùng với tất cả mọi người khắp nước Nhật lên đường tìm kiếm một nhà hàng RAMEN gần như tuyệt hảo.

Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

HẢI SẢN VÀ SỨC KHỎE



Hải sản là nguồn thực phẩm chứa nhiều prôtêin, axít béo ômêga-3 lại chứa ít nhiệt lượng, nhiều thành phần đạm và khoáng chất.


Không chỉ có khẩu vị ngon, mà hải sản còn có nhiều lợi ích cho sức khoẻ như giúp ngăn ngừa một số bệnh lý thường gặp như tim mạch, viêm tấy, ung thư, suy nhược cơ thể…Trong khoảng 150g hải sản cung cấp từ 50% đến 60% luợng prôtêin cần thiết mỗi ngày cho cơ thể. Chỉ số chất béo có trong hải sản ở mức tương đối thấp ( dưới 5%) ngoại trừ một số loại tôm, mực…Tuy nhiên, chất béo của hai loại hải sản trên được bù đắp bằng thành phần có lợi khác cho cơ thể như EPA và DHA. So sánh với thịt, hầu hết các loại hải sản đều có thành phần cholesterol ngang nhau, chỉ có một phần nhỏ là chất béo bão hòa


           Càng Cua Nhật mang hương vị biển đậm đà
Thành phần các axít béo tự nhiên ômêga-3 có trong hải sản là những chất có ích cho cơ thể. Chế độ hằng của chúng ta đòi hỏi sự cân bằng của một số loại chất béo. Có ba loại axít béo ômêga-3 chín là ALA, EPA, và DHA. Trong đó, EPA và DHA có nhiều phân tử hơn ALA rất tốt cho sức khoẻ con người.
Hải sản còn là thực phẩm của trí não. Thành phần chất béo, nhất là DHA, rất cần thiết cho tế bào của màng não. Nó là thành phần chính cho việc phát triển các tế bào thần kinh và não bộ ở trẻ sơ sinh. Ở trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, có thành phần DHA trong não cao hơn và các tế bào máu đỏ cũng như não bộ phát triển hơn sp với trẻ nuôi bằng sữa bò. Nghiên cứu cho biết, trẻ nhỏ rất cần nguồn cung cấp DHA thường xuyên, ngay từ lúc bú mẹ trong một thời gian ngắn nếu ít hơn 16 tuần lễ thường có biểu hiện yếu kém hơn về thị lực hơn so với những trẻ nhận được nguồn cung cấp DHA từ sữa mẹ.


           Càng Cua Nhật mang hương vị biển đậm đà

Các axít béo ômêga-3 hiện hữu trong hải sản có tác dụng tích cực đối với những nguy cơ mắc bệnh tim chẳng hạn như sự tụ tiểu huyết cầu trong máu, áp huyết cao và mỡ trong máu…Tuy nhiên, với bệnh nhân tiểu đường được khuyên sử dụng bổ sung viên dầu cá biển có chứa axít béo ômêga-3 (cứ 1gr dầu cá chứa khoảng 30% các axít béo ômêga-3). Đây là liều lượng giữa khoảng 4 và 10gr/ngày (tương đương với hoặc trên 1 đến 3 khẩu phần hải sản tiêu thụ/ngày) có thể gia tăng lượng glucose trong máu, nhưng nếu sử dụng liều lượng thấp 2,5g/ngày sẽ không gây nguy hiểm đồng thời còn mang lại hiệu quả tích cực cho việc ngăn ngừa những nguy cơ mắc bệnh tim.
Tiêu thụ hải sản trong thời gian có thai và cho con bú rất tốt cho thai phụ. Trong thời gian mang thai, bào thai đòi hỏi một lượng axít béo ômêga-3 lớn để cung cấp cho cơ thể người mẹ. Nói chung, thành phần DHA có khuynh hướng bị thiếu hụt nhiều khi mang thai nhưng lại ở mức cao hơn trong suốt tháng đầu tiên của thai kỳ và ngang bằng những tháng tiếp theo của thời kỳ mang thai. Do vậy, đứa con đầu lòng thường có nguồn DHA cao hơn so với những đứa con tiếp theo.
Tiêu thụ chất béo có lợi như DHA và EPA có trong hải sản giúp giảm nguy cơ gây bệnh ung thư đường ruột. Đây là những kháng thể có lợi có tác dụng giảm thiểu sự phát triển của các tế bào gây bệnh.


            Hải sản tổng hợp rất tốt cho sức khoẻ

Bảo quản hải sản đúng cách: Đây là lý do để tăng hiệu quả cao về mặt sức khoẻ khi tiêu thụ hải sản.

Với các loại hải sản có vỏ cứng, cần giữ cho phần vỏ không bị sứt mẻ và gói trong bao nhựa riêng biệt theo từng loại. Thịt hàu còn tươi sống, vẹm và trai…nên bảo quản trong tủ lạnh. Giữ ẩm bằng cách đặt thực phẩm vào những tô có đáy sâu với khăn giấy ướt bao phủ lên trên. Nếu hàu còn nguyên vỏ, điệp và vẹm bảo quản trong hộp riêng và cho vào tủ lạnh. Bạn có thể tách phần thịt hàu, đặt lên khay và nhỏ thêm vài giọt chanh lên trên để cách ly với các thực phẩm khác. Cách này có thể sử dụng trong vòng 6 tháng.
Tốt nhất bạn hãy bao phủ hộp chứa thực phẩm với nước đá. Với mực, loại bỏ phần ruột và da, rửa sạch và để ráo nước. Sau đó, gói kín trong bao nhựa.

Bạn cần nhẹ tay khi bảo quản hải sản để tránh bị dập nát vì có thể gây hỏng một cách nhanh chóng.

Cố gắng sử dụng trước những hải sản đã được rã đông. Tốt nhất là khoảng 24 giờ sau khi lấy từ tủ đông ra.

Đề phòng dị ứng khi ăn hải sản: Tuy ngon và bổ dưỡng cho sức khoẻ, nhưng dị ứng khi ăn hải sản cũng là điều bạn cần lưu ý. Có những người chỉ bị dị ứng về một loại hải sản nào đó, có người lại bị dị ứng với tất cả các loại hải sản. Cũng có người chỉ bị dị ứng ở những lần ăn nhất định, không phải lần nào cũng bị dị ứng. Những biểu hiện của dị ứng có khi đến ngay sau bữa ăn, có khi phải từ 10 đến 15 phút.

Dị ứng nhẹ thường chỉ gây cảm giác nóng ruột, nổi mề đay, ban đỏ khắp người. Cần gây nôn để loại bỏ thức ăn thừa. Sau đó, uống vitamin C, nước chanh, cam để trung hòa bớt độc tính. Có thể uống thuốc chống dị ứng theo lời bác sĩ.
Nặng hơn có thể gây buồn nôn, nôn mửa, đi ngoài. Những trường hợp phản ứng mạnh có thể gây sốc, khó thở. Nếu bệnh nhân suy hô hấp, cần đưa đến bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Một số trái cây như nho, lựu, hồng…tránh ăn ngay sau khi ăn hải sản. Nguyên nhân có chứa axít khi tiếp xúc với prôtêin có trong hải sản sẽ thành chất lắng đọng, gây khó tiêu. Chất này lưu lại trong ruột dẫn đến hiện tượng lên men. Vì thế, chỉ nên ăn sau khi ăn hải sản khoảng 4 giờ là an toàn nhất.

Thứ Hai, 2 tháng 8, 2010

CÂU CHUYỆN THẾ GIỚI MỲ NHẬT

  Người Nhật rất ưa chuộng món mỳ, và tự hào về món mỳ của mình đến nỗi, họ đã lập nên cả một bảo tàng về mỳ để trưng bày, giới thiệu và lưu ấn cùng với thời gian. Với những người thực sự mê say món Nhật, thế giới các món mỳ Nhật luôn có sức thu hút bất tận bởi sự phong phú, đa dạng và hương vị tuyệt ngon. 
 
Udon – niềm đam mê không chỉ của Thiên Hoàng nước Nhật Nếu muốn đắm mình trong dòng lũ của cao lương các món Nhật, không thể bỏ qua bát mỳ Udon mỹ vị.
Udon đã quá nổi tiếng, nhưng liệu có bao nhiêu người hiểu biết đầy đủ về Udon? Có thể nói Udon chia làm 2 loại: một là Udon thường, sợi mỳ dày hơi vuông, giá cả phải chăng; hai là Udon đặc biệt Inaniwa, mảnh mai như sợi tóc, vàng ươm như nắng thu và giá thành cũng tương đối đắt, là món ăn yêu thích của người Nhật.
Mỳ Udon lạnh tại nhà hàng Triều Nhật Asahi 76 Triệu Việt Vương
Udon đơn giản chỉ là dùng bột mỳ, muối và nước thêm vào công đoạn nhào nặn, nhưng để có Udon ngon lại hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật lên men và chế biến của các bậc sư phụ. Udon ngon ăn vào sẽ có hương vị đậm đà của bột mỳ kèm thêm một chút vị mặn, ngọt thanh và dai dai.
Xưa kia Udon đặc biệt Inaniwa là loại thực phẩm chỉ có giới quý tộc và Hoàng gia mới được hưởng dùng. Gia tộc Yosuke Sato ở tỉnh Akita thành phố Yuzawa Nhật Bản, được Thiên Hoàng chỉ định cung cấp Udon cho Hoàng gia Nhật Bản tính đến nay là đã 7 đời, bởi không ai vượt qua được tài nghệ chế biến mỳ Udon của gia tộc này, kể từ khi họ sáng chế ra Inaniwa Udon vào năm 1860.
Mỳ Udon nóng với Tempura
Ngày nay, mì Udon đã vươn xa ra khỏi biên giới nước Nhật. Tại Hà Nội, Việt Nam, 5 năm nay những người yêu thích món mỳ Nhật có cơ hội thỏa mãn thưởng thức khi tới hệ thống nhà hàng Triều Nhật Asahi.
Udon được ăn nóng hoặc lạnh. Mùa hè nóng nực, ăn món mỳ Udon lạnh cảm giác mát mẻ liền ùa về. Mùa đông lạnh giá thưởng thức mỳ Udon nóng sẽ tuyệt hơn vì sợi mỳ dẻo dai với một chút vị mặn, canh cá bào khô làm tăng lên vị ngọt thơm của sợi mỳ ngon, ăn cùng với dấm và lòng đỏ trứng gà thêm vị béo ngọt đậm đà sẽ xua tan đi cái lạnh tức thì.
Món mỳ Udon ngon nhất không thể bỏ qua có thể kể đến Kobe Gyuniku Inaniwa Udon – mỳ Udon đặc biệt với bò Kobe.
Ramen và hành trình đến với nước Nhật
Ramen, có thể được thấy khắp nơi trên nước Nhật, từ những chữ viết trên đèn lồng đỏ của các quán hàng rong, trên biển của những cửa hàng ăn uống, trong những lễ hội, hay thậm chí cả những tác phẩm nghệ thuật như phim ảnh, sách báo, truyện tranh. Ramen là gì mà lại có sức hấp dẫn đến vậy?
Mỳ Ramen hải sản – món ăn ưa thích của những thực khách đam mê đồ biển
Ramen là một loại mỳ có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Nhật Bản trong thời Meiji. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ gần đây, Ramen đã trở thành một món ăn đặc trưng của Nhật Bản và trở nên cực kỳ nổi tiếng không chỉ ở nước Nhật. Sợi mỳ Ramen nhỏ như Spaghetti, được chan nước dùng với nhiều loại đồ ăn kèm khác nhau, như: thịt lợn thái lát (chaashuu), rong biển khô (nori), kamaboko (chả cá Nhật Bản), hành xanh, thậm chí cả ngô nữa. Hầu như mọi địa phương ở Nhật Bản đều có hương vị Ramen của riêng mình, từ Tonkatsu ramen của Kyuushuu tới Miso ramen của Hokkaido.
Người Nhật ưa chuộng và tự hào về Ramen đến mức, vào năm 1994, một bảo tàng Ramen đã được mở tại Yokohama với rất nhiều những hiện vật trưng bày thú vị về lịch sử ra đời và phát triển của món ăn này tại Nhật Bản.
Soba – mỳ tiễn năm cũ đón năm mới của người Nhật
Người Nhật Bản có phong tục ăn mỳ Soba vào ngày cuối cùng trong năm để tiễn năm cũ, đón một năm mới may mắn và sức khỏe. Sợi mỳ soba dài và dai còn biểu tượng cho sự trường thọ của con người, cho nên mỳ soba cũng được coi là biểu tượng cho sự may mắn.
Mì Soba lạnh
Khác với Udon và Ramen được làm từ bột mỳ, nước và muối, mỳ Soba được làm bằng cách trộn bột kiều mạch và bột mỳ, rồi nhào và lăn cho mỏng rồi cắt thành những sợi nhỏ.
Kiều mạch có rất nhiều sinh tố B1, B2, cũng như chất rutin và colin, vàcàng ngày càng có nhiều người biết đó là một loại thức ăn rất tốt cho sức khoẻ.
Mỳ Soba có thể ăn nóng hoặc lạnh. Mỳ lạnh là mỳ luộc chín, chấm với nước tương, củ cải mài, thêm chút mù tạt với vài cọng hành. Mỳ Soba lạnh được ăn kèm với sợi nori (rong biển) và với củ Yam bào mịn (củ Yam là “khoai tây núi”, cũng là một loại thức ăn nổi tiếng được người Nhật ưa chuộng).
Mì Soba nóng ăn với trứng hương vị ngọt thơm và ngậy ngậy rất thu hút thực khách

Bài đăng phổ biến