1AmThuc.Com Các món ăn ngon trên thế giới, mạng đậm nét văn hóa đặc trưng của mỗi nước. Hãy cùng 1AmThuc.Com khám phá thế giới món ngon...
Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013
Lễ hội tuyết Sapporo- tháng 2
Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013
Hộp quà quả dâu ngọt ngào tặng người ấy
Đến phần hành động này >:D<:
- Cắt giấy bìa màu đỏ thành hình như trên rồi dùng bấm lỗ bấm các lỗ ở các cánh của hình vừa cắt.
- Gấp các cánh lại để tạo nếp.
- Bôi keo vào phần giấy dư ra ở đầu.
- Dán 2 phần giấy lại với nhau tạo ra hình chóp rồi xỏ dây theo các lỗ đã bấm.
Các bạn có thể cho một ít kẹo vào giữa quả dâu để làm thành món quà ngọt ngào nhé!
Món quà xinh xắn của chúng mình còn rất ý nghĩa nữa nhé!
Hoặc nếu sáng tạo, chúng mình có thể làm hàng loạt quả dâu giấy để làm thành dây treo xinh ở cửa sổ nhé!
Cùng "thu hoạch" dâu thôi nào!
Vì sao người Huế ăn cay?
Bánh bột lọc bọc tôm điểm bằng rừng ớt tươi
Chén nước chấm cho tô bánh canh Nam Phổ ở Huế
Cơm hến đỏ màu nước ớt
Mứt gừng Kim Long vào vụ Tết
Sở dĩ mứt Kim Long nổi tiếng hơn các địa phương khác là do người dân nơi đây có những “bí quyết” rất đặc biệt. Tất cả các khâu từ chọn gừng, ra lát, rim đường cho đến chọn người đứng lò đều rất quan trọng. Ngay lúc thời tiết chuyển mùa từ thu sang đông, người dân chuyên nghề làm mứt đã kéo nhau lên khu vực Tuần (thuộc địa bàn xã Hương Thọ) để săn lùng củ gừng. Một số gia đình có kinh nghiệm làm mứt cho rằng, củ gừng trồng tại Tuần thường nhỏ, lép rất khó làm nhưng thơm, ít cay và bán rất đắt hàng.
Trong khi đó, gừng mua từ Buôn Ma Thuột về củ to, giá rẻ, dễ làm nhưng hàng bán không chạy tại thị trường Huế. Ông Trương Đình Thử - một trong những người có thâm niên làm nghề mứt lâu đời - cho biết: “Cả khu vực đường Phạm Thị Liên nhà mô cũng có nghề làm mứt và bánh cúng. Đặc biệt là mứt gừng, nhà ít thì một vài tạ, nhà nào nhiều từ 2 đến 5 tấn gừng, nhờ rứa bà con có thêm tiền để sắm sửa tết”.
Tuy nhiên đó là chuyện trước đây. Còn hiện tại, làng mứt gừng Kim Long đang dần mai một. Hiện ở Kim Long có 20 hộ chuyên làm mứt gừng truyền thống. Trong đó, nhiều cơ sở sản xuất lớn như gia đình ông Trương Đình Tú, Trương Đình Toàn, Trần Văn Tuấn, Lê Thị Bé... và mỗi năm chỉ làm mứt trong tháng chạp. Nhiều hộ dân làm mứt vì muốn bảo tồn nghề truyền thống của cha ông, đã mạnh dạn đầu tư vốn để sản xuất mứt bán trong dịp tết. Chị Ánh Nguyệt ở tổ 2 khu vực 1 đường Phạm Thị Liên, một trong những hộ gia đình chuyên làm mứt gừng lâu năm ở Kim Long, cho biết: "Gia đình tôi đã có 3 đời làm mứt gừng truyền thống, trung bình mỗi năm cứ đến vụ tết nhà tôi phải tuyển thêm từ 7 đến 8 lao động mới làm kịp hàng. Mỗi dịp Tết, gia đình tôi đầu tư trên 100 triệu đồng để làm mứt. Trừ tất cả chi phí, mỗi vụ mứt tết chúng tôi kiếm được từ 10 đến 15 triệu đồng. Riêng năm nay xuất hiện nhiều cơ sở làm mứt bằng máy móc hiện đại nên đầu ra mứt gừng ở Kim Long rất khó khăn. Chúng tôi cố gắng sản xuất đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Làm nghề này tuy không lời nhiều, nhưng giữ gìn được nghề truyền thống của cha ông. Dịp Tết mà không có đĩa mứt gừng đặt lên bàn thờ gia tiên, coi như mình chưa làm tròn bổn phận dâu con trong nhà!"-chị Nguyệt nói.
Không riêng gia đình anh Toàn hay hộ ông Trương Đình Tú, cơ sở sản xuất mứt và bánh truyền thống của bà Lê Thị Bé ở Kim Long cũng lâm vào cảnh ế ẩm. Bà Bé than: “Mỗi mùa mứt tết, gia đình tôi sản xuất từ 1 đến 2 tấn gừng, năm nay thì chịu thua vì thời tiết nóng hơn, gần qua tháng Chạp rồi nhưng gia đình chỉ làm cầm chừng. Hiện tại mứt bán ra với giá 53.000đ/kg, mắc hơn 15.000đ so với tết trước, nên chúng tôi cũng dè chừng, sợ không có khách mua thì cả nhà dù có ăn tết bằng... mứt gừng cũng không hết”.
Đón Tết với giò xào tự làm thơm ngon
Nguyên liệu:
Thịt heo các loại rửa sạch, chần qua nước sôi.
Thái mỏng từng loại.
Sau đó để chung vào một tô hoặc nồi lớn.
Tiêu sọ đập dập.
Ướp thịt với hạt tiêu...
... và nước mắm trong vòng 30 phút cho ngấm.
Mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch.
Nấm hương ngâm nở, rửa sạch.
Hành khô bóc vỏ, đập dập, bằm nhỏ.
Làm nóng chảo với chút dầu ăn, cho hành khô vào phi thơm.
Trút chỗ thịt bạn đã ướp vào chảo...
... xào với lửa to.
Khi thịt chín và bắt đầu ra mỡ thì thêm mộc nhĩ, nấm hương vào.
Đảo đều thêm khoảng 10 phút đến khi mộc nhĩ, nấm hương chín.
Đến công đoạn này, nếu bạn có khuôn giò bằng inox thì chỉ việc cho thịt đã xào vào khuôn.
Bạn cho ít một, cứ mỗi muỗng thịt bạn lại dùng muỗng ấn đều thịt xuống để đảm bảo giò kín đều, không bị hổng.
Cuối cùng, bạn lắp phần vít lại, vặn cho chặt để đến khi giò nguội hẳn...
... lấy giò ra khỏi khuôn.
Nếu chưa ăn ngay bạn cất giò trong ngăn mát tủ lạnh, còn nếu ăn ngay bạn cắt giò thành các miếng vừa ăn.
Bày lên đĩa theo ý bạn, chấm với nước mắm ớt.
8 mẹo giúp sơ chế cá tươi cực nhanh
Để khử mùi tanh của các sông, bạn có thể chà xát muối lên mình cá hoặc rửa nước muối. Cũng có thể ngâm cá vào nước sạch có pha giấm hoặc tiêu trước khi chế biến món ăn.
Khi làm cá, nếu bạn nhỡ tay khiến mật cá vỡ, có thể xoa rượu hoặc natri cacbonat (NaHCO3) vào chỗ mật cá dính rồi rửa sạch, vị đắng sẽ bay đi.
Kho cá với một chút bia sẽ giúp giảm mùi tanh cho món ăn và rút ngắn thời gian kho cá.
Trước khi rán cá, đun nóng chảo rồi dùng một lát gừng xát lên bề mặt chảo vừa đun để tránh cá rán bị dính chảo.
Để miếng cá hấp béo ngậy, thơm ngon, có thể để một miếng mỡ gà lên mình cá khi hấp để mỡ ngấm vào mình cá, giúp con cá không bị khô.
Khi nấu canh cá, bạn muốn ăn bao nhiêu thì hãy đổ vào nồi lượng nước vừa đủ trong một lần bởi nếu bạn thêm nước trong quá trình nấu, nước sẽ bớt độ ngọt và cũng thoang thoảng vị tanh.
Để đánh vẩy cá nhanh, cho cá vào ngâm nước lạnh 1 – 2 giờ rồi đổ vào nước một ít giấm. Vẩy cả sẽ bong ra dễ dàng hơn khi bạn đánh vẩy.